Giải mã một số điều hoang đường nhất về giãn cơ và tìm hiểu sự thật về cách có được thói quen giãn cơ có lợi cho sức khỏe của bạn!
1. "NẾU KHÔNG GIÃN CƠ THƯỜNG XUYÊN THÌ CƠ BẮP SẼ BỊ CO LẠI"
Cơ bắp bị co lại thường được cho là do cơ thể kém linh hoạt, nhưng cách dùng từ "co lại" sẽ gây hiểu nhầm. Các tế bào cảm thụ (thụ thể biến đổi lực cơ học thành xung thần kinh) gửi tín hiệu đến não của chúng ta mỗi khi khớp đạt đến góc uốn hoặc duỗi tối đa. Khi toàn bộ phạm vi chuyển động không được sử dụng thường xuyên, các thụ thể này bắt đầu mất khả năng chịu đựng được sự căng thẳng khó chịu khi giãn cơ. Chính điều này làm giảm tính linh hoạt. Cơ bắp thực sự co lại chỉ khi cấu trúc của tơ cơ (mô cơ nhỏ nhất của cơ bắp) co lại, bên cạnh các trường hợp gặp tình trạng bệnh lý, sau nhiều tuần nghỉ ngơi ở tư thế bị co lại.
2. "GIÃN CƠ GIÚP GIẢM ĐAU CƠ"
Bạn không bao giờ nên giãn cơ nếu bị đau cơ cấp tính. Giãn cơ mạnh có thể làm to thêm những vết rách nhỏ trong sợi cơ (chấn thương vi mô).
Khả năng bị đau cơ là khá cao sau những nỗ lực hết sức hoặc động tác không quen thuộc. Đây là lý do tại sao bạn nên giãn cơ nhẹ nhàng sau khi tập nặng. Về nguyên tắc, cường độ tập luyện càng cao và dồn dập, bạn càng cần cẩn thận hơn trong lúc giãn cơ sau đó.
Nhấp để tweet: Bạn không bao giờ nên giãn cơ nếu bị đau cơ cấp tính.
Ngoài ra, giãn cơ tĩnh kéo dài và cường độ cao sẽ cản trở lưu lượng máu đến mao mạch. Điều này có thể làm chậm quá trình hồi phục sau khi tập.
3. "GIÃN CƠ LÀM GIẢM NGUY CƠ CHẤN THƯƠNG"
Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy cơ bắp được kéo giãn sẽ ít bị chấn thương hơn. Đồng thời, có những động tác giãn cơ cụ thể có thể thực hiện trước khi tập luyện để giảm nguy cơ chấn thương. Sự khác biệt là những động tác giãn cơ này không tập trung vào việc kéo căng cơ bắp: giãn cơ động giúp cơ bắp và các cấu trúc hỗ trợ thụ động của cơ thể (gân, dây chằng, sụn, v.v.) chuẩn bị trước nhu cầu của buổi tập sắp tới. Giãn cơ động cũng cải thiện khả năng phối hợp bên trong cơ và giữa các nhóm cơ với nhau, đồng thời tăng lưu lượng máu đến cơ bắp. Lưu lượng máu tăng lên này làm tăng nhiệt độ cơ bắp, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình khởi động.
Cách giãn cơ đúng:
- Trước khi tập, bạn không được bỏ các động tác Giãn Cơ Động trong lúc khởi động. Chúng cực kỳ quan trọng trước khi tập luyện cường độ cao cũng như chuẩn bị cho các động tác nhanh bùng nổ, đòi hỏi nhiều sự linh hoạt. Ưu điểm lớn của giãn cơ động là nhẹ nhàng kích hoạt cơ bắp vận động tới phạm vi tối đa, thay vì giữ nguyên phạm vi kéo căng tối đa trong thời gian dài như giãn cơ tĩnh. Một nguyên tắc chung là bạn chỉ nên giãn cơ đến khi cảm thấy bị kéo căng nhẹ. Giãn cơ không bao giờ gây ra đau đớn.
- Sau buổi tập, các động tác Giãn Cơ Tĩnh là phù hợp nhất. Chúng có thể giúp giải phóng các mô cơ căng cứng. Kéo giãn cơ cho tới khi cảm thấy bị kéo căng nhẹ rồi giữ nguyên tư thế trong 20-90 giây. Lặp lại nhiều lần cho đến khi bạn thấy cơ bắp không còn bị căng nữa.
Sự linh hoạt luôn là sự kết hợp giữa khả năng vận động, co giãn và sức bền của cơ bắp. Bản thân giãn cơ có lợi cho sức khỏe, nhưng không bao giờ có thể mang lại những tác động tích cực như khi kết hợp cả ba yếu tố trên.
Tập luyện toàn thân thông qua tập thể hình kết hợp với giãn cơ thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để cải thiện sự linh hoạt của cơ thể.